• Giới thiệu

  • Tự họa

    Mùa xuân mơ ước Giả dụ như em là mặt trời Anh sẽ xin làm trái đất Tự quay quanh mình và quay quanh em Quay quanh mình Để mỗi ngày sẽ được nhìn em Quay quanh em Để mỗi năm làm thơ yêu mùa xuân mơ ước Cuộc đời dù xuôi ngược Anh vẫn đợi chờ Cho mùa xuân đi tới Để mùa đông đi qua Không còn mưa bay nhạt nhòa trong trí nhớ Khi mùa xuân tới Tình ta sẽ vời vợi Thơ sẽ bay – nắng sẽ ấm – chim sẽ ca – hương sẽ thơm Ngào ngạt trong tim Và em yêu dấu ơi! Suốt cuộc đời Chắc không còn gì đẹp hơn Bằng những mùa xuân mơ ước Vậy em hãy làm mặt trời Để anh được làm trái đất KHẮC MINH
  • Chọn đề mục

  • Bài viết mới

  • Đọc nhiều nhất

  • Lưu trữ

  • Bình luận

    Quảng Ngãi Quê hương… trong Quảng Ngãi Quê hương tôi…
    Khánh Linh trong Đường đi học – thơ Nguyễ…
    Mười năm – thơ Lê Vi… trong Mười năm – thơ Lê Vinh…
    Thị Tuyết- Nguyễn Th… trong Tìm về một chân dung – T…
    http://www.baufinanz… trong Mười bài thơ – Đinh Tấn…
    http://baufinanzieru… trong Nghiêu Đề
    http://goanalyze.inf… trong Đêm nằm ở quê vợ nghe tiếng ển…
    Kayden trong Cho một lần lãng quên –…
    Melly trong Mười bài thơ – Đinh Tấn…
    Lainey trong Đêm nằm ở quê vợ nghe tiếng ển…
  • Tháng Năm 2024
    H B T N S B C
     12345
    6789101112
    13141516171819
    20212223242526
    2728293031  

Đêm sầu về – thơ Nguyễn Vỹ

Thủ bút của Nguyễn Vỹ

Thủ bút của Nguyễn Vỹ in trên bìa 4, Thằng Bờm số đặc biệt (số 86)

Thằng Bờm số đặc biệt tưởng niệm cố thi sĩ Nguyễn Vỹ (1910 – 1971)Thằng Bờm số đặc biệt tưởng niệm cố thi sĩ Nguyễn Vỹ (1910 – 1971)

Gửi Trương Tửu – Thơ Nguyễn Vỹ

Bài này đã đăng trong “Phụ nữ Tuần báo” Hà Nội, năm 1937, bị Hội đồng Kiểm duyệt thời bây giờ bỏ vài đoạn. Nay in đúng nguyên văn lần đầu tiên.

Nay ta thèm rượu nhớ mong ai…
Một mình nhấp nhém, chẳng buồn say!
Trước kia hai thằng hết một nậm,
Trò truyện dong dài, mặt đỏ xẫm,
Nay một mình ta một be con.
Cạn rượu rồi thơ mới véo von!
Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác,
Mà vẫn coi tiền như cỏ rác.
Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang,
Rủ nhau chè chén nói huênh hoang.
Xáo lộn văn chương với chả cá,
Chửi Ðông, chửi Tây, chửi tất cả,
Rồi ngủ một đêm mộng với mê,
Sáng dậy nhìn nhau cười hê hê!
Bây giờ thời thế vẫn thấy khó,
Nhà văn An-nam khổ như chó!
Mỗi lần cầm bút viết văn chương,
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương,
Rồi nhìn chúng mình hì hục viết,
Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết
Mà thương cho tôi, thương cho anh,
Ðã rụng bao nhiêu mái tóc xanh.

Bao giờ chúng mình thật ngất ngưởng?
Tôi làm Trạng Nguyên anh Tể Tướng,
Rồi anh bên Võ, tôi bên Văn,
Múa bút tung gươm hả một phen?
Cho bõ căm hờn cái xã hội
Mà anh thường kêu mục, nát, thối?
Cho người làm ruộng, kẻ làm công,
Ðều được an vui hớn hở lòng?
Bao giờ chúng mình gạch một chữ
Làm cho đảo điên pho Lịch sử!
Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa
Hất mồ nhổm dậy cười say sưa
Ðể xem hai chàng trai quắc thước
Quét sạch quân thù trên Ðất Nước ?
Ðể cho toàn thể dân Việt Nam
Ðều được Tự do muôn muôn năm?
Ðể cho muôn muôn đời dân tộc
Hết đói rét, lầm than tang tóc?

Chứ như bây giờ là trò chơi!
Làm báo làm bung chán mớ đời!
Anh đi che tàn một lũ ngốc,
Triết lý con từu, văn chương cóc!
Còn tôi bưng thúng theo đàn bà,
Ra chợ bán văn ngày tháng qua!
Cho nên tôi buồn không biết mấy!
Ðời còn nhố nhăng, ta chịu vậy!
Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa,
Bực chí, thành say mấy cũng vừa.
Mẹ cha cái kiếp làm thi sĩ!
Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ!
Rồi đâm ra điên, đâm vẩn vơ,
Rốt cuộc chỉ còn… mộng với mơ!
——————-
Nguồn: Nguyễn Vỹ. Hoang vu (thơ). Phổ thông Tùng thư. Sài Gòn. 1962: 31 – 4.

Nguyễn Vỹ

Nguyễn Vỹ (1912 - 1971)

Nhà thơ Nguyễn Vỹ còn có các bút danh Diệu Huyền, Tân Phong, Tâm Trí, Lệ Chi, sinh năm 1912, quê làng Tân Hội (sau đổi thành Tân Phong) nay thuộc xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông học Trường Trung học Pháp – Việt, Qui Nhơn (1924) và khi đang học năm thứ 3 (1927) thì bị đuổi vì tham gia phong trào bãi khóa. Ra Hà Nội học, đậu tú tài toàn phần (1932), ông dạy tại Trường Thăng Long, Hà Nội và viết cho các tờ như La Patrie Annamite, L’Ami du Peuple Indochinois, Tiếng dân, Văn học Tạp chí, Đông Tây Tuần báo, Phụ nữ Tuần báo, Tiểu thuyết Thứ năm… Ông cùng Trương Tửu chủ trương tuần báo Le Cygne (1935 – 1936). Viết nhiều bài trên tờ Le Cygne chỉ trích đường lối cai trị của người Pháp, ông bị qui kết “phá rối cuộc trị an, xui dân làm loạn để đánh đổ chính phủ quân chủ” với cái án 6 tháng tù và 3.000 quan tiền phạt (1937). Ông cho xuất bản hai quyển sách (Cái họa Nhật BảnKẻ thù là Nhật Bản) chống chế độ quân phiệt Nhật và bị bắt đem an trí ở Trà Khê, Phú Yên (1941 – 1945). Cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai thứ chấm dứt, được trả tự do, ông sáng lập tờ báo Tổ quốc (1949) ở Sài Gòn, rồi tờ Phổ thông (1952) ở Đà Lạt. Cả hai đều công kích chính sách của chính quyền đương thời nên cùng chung số phận là phải đóng cửa sau một thời gian ngắn ngủi. Sau đó, ông còn chủ trương nhiều tờ báo khác như nhật báo Dân ta (1953 – 1954 và 1963 – 1965), tạp chí Phổ thông (1958 – 1971), Thằng Bờm (1970)… Ông là chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam, phó chủ tịch Hội đồng Báo chí (1971), thành viên của Hội đồng Giám khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tại Sài Gòn những năm 1967, 1969, 1970. Nguyễn Vỹ viết nhiều thể loại, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng người đọc vẫn xem ông là một khuôn mặt độc đáo trên thi đàn thời tiền chiến với những cách tân hình thức thể loại thơ ca Việt Nam. Ông đề xướng thể thơ 12 chữ nhằm diễn tả những hình tượng kỳ vĩ, hoành tráng, thể thơ 2 chữ như bài Sương rơi sáng tạo được một điệu nhạc riêng…Một vài bài thơ của Nguyễn Vỹ được lưu truyền rộng rãi, thường trở đi trở lại trong nhiều tuyển tập thơ hiện đại, đặc biệt là bài Gởi Trương Tửu, một kiệt tác nói như Hoài Thanh. Nguyễn Vỹ qua đời do tai nạn giao thông trên cầu ván Bến Lức, Long An ngày 14 tháng 12 năm 1971.
Tác phẩm
Tập thơ đầu – Premières poésiers. Tác giả xuất bản. Hà Nội, 1934.
Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên. Nxb Đông Tây. Hà Nội, 1937.
Cái họa Nhật Bản (luận đề chính trị). Thanh niên. Hà Nội. 1938.
Đứa con hoang. Minh phương. Hà Nội. 1938.
Kẻ thù là Nhật Bản (luận đề chính trị). Thanh niên. Hà Nội. 1938.
Người yêu của Hoàng thượng. Minh phương. 1938.
Thi sĩ Kỳ Phong (tiểu thuyết). Nam ký. Hà Nội. 1938.
Chiếc bóng. Cộng lực. Hà Nội. 1941.
Đứng trước thảm kịch Việt Pháp – Devant le drame Franco Vietnamien. Tác giả xuất bản. Đà Lạt. 1947
Hào quang Đức Phật (luận đề tôn giáo). Tác giả xuất bản. Đà Lạt. 1948
Chiếc áo cưới mầu hồng (tiểu thuyết). Dân ta. Sài Gòn 1957
Giây bí rợ (tiểu thuyết). Dân ta. Sài Gòn. 1957
Hai thiêng liêng I, Hai thiêng liêng II (tiểu thuyết). Dân ta. Sài Gòn 1957.
Hoang vu (thơ). Phổ thông Tùng thư. Sài Gòn. 1962
Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết). Nxb Sống mới. Sài Gòn. 1965.
Những đàn bà lừng danh trong lịch sử (biên khảo). Nxb Sống mới. Sài Gòn 1970.
Tuấn, chàng trai nước Việt (chứng tích thời đại từ 1900 đến 1970). Quyển I, II. Tác giả xuất bản. Sài Gòn. 1970/Nxb Văn học. Hà Nội. 2007. [Bản 2007 in thành một tập và tiêu đề phụ sửa thành chứng tích thời đại đầu thế kỷ XX]
Văn thi sĩ tiền chiến (chứng dẫn của một thời đại). Khai trí. Sài Gòn. 1970/Nxb Hội Nhà văn. Hà Nội. 1994/Nxb Văn học. Hà Nội. 2007.
*Buồn muốn khóc lên (thơ). 1970.
*Mình ơi (văn hóa tổng quát). 1970.
*Thơ lên ruột (thơ trào phúng). 1971.
Tổng tập văn học Việt Nam. Tập 27. Hà Minh Đức chủ biên, Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân Nam sưu tầm, biên soạn. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. 1989: 203 – 205 [Tuyển 2 bài thơ Sương rơi Gởi Trương Tửu]